PHỤ NỮ VÀ BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

Phụ nữ và bệnh Đái tháo đường – quyền của chúng ta đối với một tương lai lành mạnh” là thông điệp của Ngày Đái tháo đường Thế giới 14/11 năm nay.

Chiến dịch sẽ thúc đẩy việc tiếp cận hợp lý đối với tất cả phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh Đái tháo đường, giáo dục tự quản lý bệnh và phổ biến thông tin cần thiết để đạt kết quả tốt nhất trong việc tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh Đái tháo đường tuýp 2.

Tất cả phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường đòi hỏi sự tiếp cận bình đẳng, công bằng đối với việc chăm sóc và giáo dục để có thể tự quản lý tốt hơn bệnh Đái tháo đường và cải thiện sức khoẻ.

Thông điệp chính

– Thế giới hiện có hơn 199 triệu phụ nữ sống chung với bệnh Đái tháo đường, dự kiến ​​sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040.

– 2/5 phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường nằm trong độ tuổi sinh đẻ, chiếm hơn 60 triệu phụ nữ trên toàn thế giới.

– Bệnh Đái tháo đường là nguyên nhân thứ 9 làm cho 2,1 triệu ca tử vong phụ nữ trên toàn cầu.

– Phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành gấp gần 10 lần so với phụ nữ không có bệnh này.

– Phụ nữ bị Đái tháo đường tuýp 1 có nguy cơ sẩy thai sớm hoặc có con bị dị tật.

– Cứ 7 ca sinh thì có 01 ca bị ảnh hưởng bởi bệnh Đái tháo đường thai kỳ .

– Liên đoàn Đái tháo đường quốc tế (IDF) ước tính có 20,9 triệu hoặc 16,2% số trẻ sinh ra vào năm 2015 ở bà mẹ có một số dạng tăng đường huyết thai kỳ. Khoảng một nửa số phụ nữ có tiền sử Đái tháo đường thai kỳ tiếp tục phát triển bệnh Đái tháo đường type 2 trong vòng 5 đến 10 năm sau khi sinh.

– Một nửa số trường hợp tăng đường huyết trong thai kỳ xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi.

– Phần lớn các trường hợp tăng đường huyết trong thời kỳ mang thai ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi tiếp cận chăm sóc y tế của phụ nữ còn bị hạn chế.

– Có thể ngăn ngừa đến 70% trường hợp mắc bệnh Đái tháo đường tuýp 2 thông qua việc áp dụng lối sống lành mạnh.

– 70% số ca tử vong sớm ở người lớn phần lớn là do hành vi bắt đầu ở tuổi vị thành niên.

– Phụ nữ, đặc biệt là người mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khỏe lâu dài của con cái .

– Nghiên cứu cho thấy khi các bà mẹ khỏe mạnh, họ sẽ chăm sóc sức khoẻ, dinh dưỡng và giáo dục trẻ em tốt hơn.

– Phụ nữ là người giữ cửa dinh dưỡng hộ gia đình và duy trì thói quen sống của gia đình, do đó có khả năng thúc đẩy việc phòng ngừa bệnh.

Những gì chúng ta cần phải thực hiện

– Hệ thống y tế cần chú ý đến các nhu cầu và ưu tiên chăm sóc sức khỏe của phụ nữ.

– Tất cả phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường được tiếp cận với các loại thuốc cần thiết, được cung cấp thông tin đầy đủ để đạt kết quả tốt nhất về phòng chống bệnh Đái tháo đường.

– Tất cả phụ nữ mắc bệnh Đái tháo đường được tiếp cận các dịch vụ hướng dẫn lập kế hoạch trước khi mang thai để giảm nguy cơ trong thời kỳ mang thai.

– Tất cả phụ nữ và trẻ em gái được tiếp cận với hoạt động thể chất để cải thiện sức khoẻ của họ.

– Phụ nữ có thai cần có sự tiếp cận tốt hơn về y tế để sàng lọc, chăm sóc và giáo dục, đảm bảo sức khỏe tốt cho mẹ và con.

– Các chiến lược phòng ngừa bệnh Đái tháo đường tuýp 2 phải tập trung vào sức khoẻ bà mẹ, dinh dưỡng và các hành vi sức khoẻ khác trước và trong khi mang thai, cũng như dinh dưỡng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

– Việc sàng lọc bệnh Đái tháo đường trong thời gian mang thai nên được lồng ghép vào các can thiệp và dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu nhằm phát hiện sớm, chăm sóc tốt hơn cho phụ nữ và giảm tử vong mẹ .

– Các nhân viên y tế cần được đào tạo về phòng và điều trị, quản lý và theo dõi bệnh Đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.

– Phụ nữ và trẻ em gái là những nhân tố chủ chốt trong việc áp dụng lối sống lành mạnh để cải thiện sức khoẻ và phúc lợi cho các thế hệ tương lai.

– Phụ nữ và trẻ em gái cần được tiếp cận dễ dàng và công bằng với kiến ​​thức và nguồn lực để tăng cường khả năng phòng ngừa bệnh Đái tháo đường tuýp 2 trong gia đình và bảo vệ tốt hơn sức khoẻ của họ.

– Thúc đẩy cơ hội thể dục thể thao ở trẻ vị thành niên phải là ưu tiên để phòng ngừa bệnh Đái tháo đường.

Nguồn: http://suckhoe.org.vn/