Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh, giảm số ngày ốm và nhập viện mà còn con khỏe mạnh thể chất và trí não.
- Lợi ích từ tiêm chủng
Mỗi năm, vắc xin ngăn ngừa được 2,5 triệu trường hợp trẻ tử vong trên toàn cầu. Riêng ở Việt Nam, nhờ thực hiện nhiều chương trình lớn về tiêm chủng, hàng năm, số trẻ mắc lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, sởi, V iêm gan B , viêm màng não do Hib… càng giảm.
Nếu trẻ không được chủng ngừa, ngoài ảnh hưởng đến bản thân sức khỏe tương lai của trẻ mà còn ảnh hưởng đến toàn xã hội. Do trẻ có thể lây bệnh sang những người khác chưa được chủng ngừa hoặc tiêm chủng không đầy đủ như những trẻ còn quá nhỏ để được chủng ngừa hoặc những người bị suy yếu miễn dịch (như người nhận ghép tạng và những người bị ung thư…). Điều này có thể dẫn đến các biến chứng dài hạn và thậm chí tử vong cho những người dễ bị tổn thương này.
Việc tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch không chỉ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, trẻ em phát triển khỏe mạnh thể chất và trí não, mà còn còn giúp số ngày ốm và nhập viện, giảm chi phí chăm sóc y tế, giảm tình trạng tàn phế hay mất khả năng lao động do bệnh tật gây nên đặc biệt giảm thời gian và công sức của phụ nữ do không phải chăm sóc trẻ bị bệnh, góp phần nâng cao sức khỏe của phụ nữ.
Hiện nay, Chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR) đã triển khai các vắc xin phòng ngừa 12 bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ em: lao, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não mủ/viêm phổi do vi khuẩn Hib, viêm não Nhật Bản, sởi, rubella, tả và thương hàn.
Danh mục các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia hiện bao gồm loại vắc xin sau:
- Vắc xin phòng bệnh lao
- Vắc xin phòng bệnh viêm gan B
- Vắc xin phòng bệnh bạch hầu
- Vắc xin phòng bệnh ho gà
- Vắc xin phòng bệnh uốn ván
- Vắc xin phòng bệnh bại liệt
- Viêm phổi/viêm màng não mủ do Hib
- Vắc xin phòng bệnh sởi
- Vắc xin phòng bệnh rubella
- Vắc xin phòng viêm não Nhật Bản
- Vắc xin phòng bệnh tả (vùng có nguy cơ cao)
- Vắc xin phòng thương hàn (vùng có nguy cơ cao)
Bên cạnh các loại vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, vẫn còn nhiều vắc xin chủng ngừa hàng loạt bệnh truyền nhiễm khác mà cha mẹ cần cho con mình tiêm phòng đầy đủ là:
- Vắc xin phòng thủy đậu
- Vắc xin phòng 3 bệnh: sởi – quai bị – rubella
- Vắc xin phòng viêm gan A, vắc xin phòng viêm gan A+B
- Vắc xin phòng viêm màng não do não mô cầu týp A+C, tuýp B+C
- Vắc xin phòng viêm màng não, viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa do H. Influenzae không định týp.
- Vắc xin phòng tiêu chảy do Rota virus
- Vắc xin phòng cúm
- Vắc xin phòng dại
- Vắc xin phòng thương hàn
- Vắc xin phòng ung thư cổ tử cung
2. Trường hợp nhỡ lịch tiêm chủng
Một thực tế là, rất nhiều trẻ em không được tiêm phòng đầy đủ vì cha mẹ quên lịch tiêm chủng của con hoặc trẻ bị bệnh, sốt trong ngày hẹn tiêm chủng theo lịch. Hệ quả là không ít trường hợp bé tiêm muộn, tiêm không đủ mũi vắc xin dẫn đến tình trạng vẫn có nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Với tiện ích nhắc lịch tiêm, cha mẹ hoàn toàn yên tâm con mình sẽ không bị nhỡ bất kỳ mũi tiêm nào khi đến Trạm y tế, Phòng tiêm chủng dịch vụ Trung tâm
Theo khuyến cáo, khi phát hiện bé đã bị nhỡ lịch tiêm phòng, cha mẹ cần liên hệ ngay với cơ sở tiêm chủng để được tư vấn hướng khắc phục. Tùy theo loại bệnh truyền nhiễm, cán bộ y tế có thể sẽ khuyên phụ huynh vẫn cho trẻ tiêm bù mũi tiêm bị nhỡ.
Chính vì vậy, một trong các lưu ý quan trọng là cha mẹ phải bám sát lịch tiêm phòng, cho trẻ đi tiêm đúng thời gian tại cơ sở y tế. Trong trường hợp những mũi tiêm trong chương trình tiêm chủng mở rộng tại xã nơi minh sinh sống đang bị thiếu/ hết vắc xin mà con mình đã đến tuổi tiêm theo lịch tiêm chủng, cha mẹ có thể chọn vắc xin dịch vụ tại các điểm tiêm chủng dịch vụ để tránh nguy cơ trẻ bị nhiễm bệnh trong thời gian chờ vắc xin tiêm chủng mở rộng.
Việc này hoàn toàn được các chuyên gia khuyến cáo (ngay cả với những bệnh cần tiêm phòng nhiều mũi thì việc tiêm xen kẽ vắc xin miễn phí và vắc xin dịch vụ không làm giảm hiệu quả phòng bệnh của vắc xin và không ảnh hưởng đến sự an toàn tiêm chủng cho bé).